Tối ưu hoá thiết kế website cho các cửa hàng bán lẻ trực tuyến là mong muốn của rất nhiều nhà kinh doanh trên Internet hiện nay. Trên thực tế tính đến hiện tại chưa có một chuẩn mực nào đảm bảo chắc chắn về mức độ thành công của việc thiết kế trang chủ. Tuy nhiên, tổng hợp kinh nghiệm từ các trang web nổi tiếng, bài viết này sẽ giới thiệu đến cá bạn một vài lưu ý đặc biệt có hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho việc thiết kế website của mình. Tuy đây là những điều đơn giản, dễ thực hiện nhưng chắc chắn sẽ gia tăng lợi nhuận kinh doanh đáng kể nếu biết áp dụng đúng cách.

1. Giao diện thiết kế website đơn giản

Đôi lúc bạn muốn tạo ra vài điểm đột phá cho thiết kế website của mình, điều đó rất tốt nhưng cần cân nhắc thật kỹ. Có một số cải tiến không phù hợp như giao diện không tiện dụng, hình ảnh quá trừu tượng hoặc nội dung không hiển thị sẽ khiến khách hàng của bạn hoang mang. Từ đó ảnh hưởng xấu đến danh tiếng trang web công ty. Trong khi điều khách hàng muốn đơn giản chỉ là tìm thấy thứ mà họ cần mua. Bạn cũng không nên phức tạp hoá cấu trúc trang web và cần đảm bảo mọi đường dẫn đều dẫn đến đúng trang. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một trang chủ hoàn thiện hãy nên xem xét việc đưa những hình ảnh có tính kêu gọi hành động cao vào web.

Tham khảo các website của Amazon, Nineteen 47, Lulu’s, John Lewis, Watches

Hãy xem thêm bài viết: Thiết kế website nên chọn giao diện nào cho phù hợp?

2. Sản phẩm mới và Chương trình ưu đãi

Tab Sản phẩm mới được tạo ra chủ yếu để hướng vào khách hàng thân thiết. Bởi vì nguồn khách hàng này rất quan tâm đến thông tin cập nhật mới nhất. Để lôi cuốn họ tìm hiểu thêm và xem chi tiết sản phẩm mới, bạn nên thiết kế những tấm hình lớn có thể trượt qua khi xem đi kèm với tiêu đề độc đáo. Cùng với mức giá giảm được làm nổi bật và những điều kiện mua hàng đặc biệt nếu có. Không chỉ khách hàng quen thuộc mà khách hàng mới cũng sẽ rất ấn tượng với trang web bán hàng của bạn với những hình ảnh như thế.

Hầu hết ai cũng thích việc giảm giá cả, thế nên mọi người nhất định sẽ chú ý đến chương trình ưu đãi dù nó tiết kiệm thêm được bao nhiêu đi chăng nữa. Thêm vào đó, khách hàng luôn muốn sở hữu những món hàng độc nhất nên bạn có thể dựa trên tâm lý này để khiến họ tin rằng họ sẽ sở hữu một món hàng đặc biệt với mức giá thấp hơn rất nhiều.

Tham khảo các trang web của Walmart, Chronicle Books, Bass Pro Shops, 3balls, Staples

3. Thiết kế website đừng quên danh mục mua sắm

Hầu như các tất cả các thiết kế website bán lẻ nổi tiếng đều bán rất nhiều thể loại sản phẩm, dịch vụ và sự thật là không thể nào hiển thị tất cả lên trên trang chủ. Đó là nguyên nhân tại sao việc tạo ra những danh mục mua sắm chẳng hạn như phân loại theo thương hiệu, địa lý, giá, tuổi tác, giới tính…lại rất quan trọng. Những bộ lọc này giúp cửa hàng tăng hiệu quả hoạt động cũng như tiết kiệm nhiều thời gian mua sắm cho khách hàng.

Tham khảo các trang website của eToys, Tilly’s, School Speciality, Drugstore, Wiltshire Farm Foods.

4. Khung tìm kiếm thông tin cũng quan trọng không kém khi thiết kế website

Khi thiết kế website bạn nên nhớ rằng có hai loại khách hàng truy cập vào các trang web trực tuyến. Một những người biết rõ họ cần gì. Hai là những người không định mua hàng mà cũng không biết họ cần gì. Khung tìm kiếm thông tin được tạo ra cho đối tượng khách hàng thứ nhất. Vì nếu khách hàng không thể tìm thấy thứ họ cần tại trang web của bạn, họ sẽ nghĩ đến sự lựa chọn khác ngay lập tức. Do đó, để giữ chân họ bạn cần một công cụ để họ tự do chọn lựa hàng hoá một cách nhanh chóng.

Tham khảo các trang web của AbeBooks, Versapak, Blue Nile, The Home Depot, Sears.

5. Danh sách sản phẩm

Những danh mục sản phẩm hợp lý sẽ giúp việc kinh doanh hiệu quả hơn và giúp sắp xếp không gian trên trang web của bạn tốt hơn. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu bạn có thể tham khảo cách tạo danh sách sản phẩm của các cửa hàng bán lẻ nổi tiếng. Ngoài ra, việc lựa chọn hình ảnh để thể hiện sản phẩm cũng rất quan trọng vì đa phần quyết định mua hàng của khách hàng bị ảnh hưởng từ ấn tượng đầu tiên rất nhiều. Ngoài ra, bạn nên lưu ý về kích thước và chất lượng ảnh nếu không muốn chúng kéo doanh số của bạn xuống.

Tham khảo các trang web của Newegg, Online Gadgets Store, Office Depot, Buy, Musician’s Friend

6. Thiết kế website đừng quên mục thông tin liên hệ

Tại sao khi thiết kế website không được bỏ quên mục thông tin liên hệ? Bởi khi công việc kinh doanh của bạn đang trên đà phát triển thì chắc chắn những thắc mắc về điều kiện giao hàng, bảo hành và những vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng sẽ ngày một nhiều. Hãy tích cực hỗ trợ khách hàng bằng  trao đổi email, điện thoại, chat trực tuyến…Chúng sẽ mang lại hiệu quả vượt ngoài mong đợi của bạn. Khi một khách hàng hài lòng và tin tưởng bạn, câu chuyện đó sẽ được họ lan rộng ra bạn bè, người thân của họ. Kết quả mang lại là bạn sẽ có thêm vô số khách hàng tiềm năng.

Tham khảo các trang web của Toolup, Thomas Pink, FourEleven, Softmart, eCost

7. Danh mục yêu thích

Có những quan tâm tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh chinh phục trái tim khách hàng vô cùng to lớn. Một trong số đó là Danh mục yêu thích. Danh mục yêu thích này có thể của khách hàng tự tạo cho mình hoặc tạo ra cho bạn bè họ. Những danh sách đó sẽ thật sự có ích trong những dịp lễ khi khách hàng phân vân giữa rất nhiều lựa chọn. Hãy nhớ rằng trong ngành nghề nào cũng vậy, chăm sóc khách hàng luôn luôn là điều cần thiết.

Tham khảo các trang web như Sunglass Hut, Shoon, Books-A-Million, Best Buy, Cabela’s

8. Khi thiết kế website chắc chắn không thể thiếu phương thức thanh toán

Một khi đã bán hàng trực tuyến thì việc khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau là chuyện dễ hiểu. Do đó phương thức thanh toán là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Thẻ tín dụng là cách thông dụng nhất. Tuy nhiên có một số cửa hàng chấp nhận các phương thức thanh toán khác như séc, thẻ ghi nợ, chuyển tiền điện tử… Đôi khi có những trang web thương mại điện tử tạo điều kiện cho khách hàng kết hợp sử dụng nhiều phương thức thanh toán (ví dụ như Apple Store). Những biểu tượng về phương thức thường được đặt ở cuối trang chủ hoặc nhiều vị trí khác trên trang web. Chúng ta không thể nhấn vào chúng vì chúng chỉ dùng để giúp bạn biết được bạn có thể thanh toán tại cửa hàng này như thế nào.

Tham khảo các trang web như Brand Neusense, Chocomize, US-Mattress, HSN, Etronics

9. Giỏ hàng và Khung đăng nhập

Khách hàng thường được khuyên tạo tài khoản trên các website bán hàng trực tuyến bởi việc đăng ký khá đơn giản, nhanh chóng và họ có thể thường xuyên kiểm tra những giao dịch đã, đang có. Cửa hàng cũng cần theo dõi tài khoản khách hàng và gửi thông tin các chương trình ưu đãi, các điều kiện mua hàng đặc biệt cho họ. Biểu tượng của Giỏ hàng thường rất đơn giản, dễ hiểu và được đặt ở góc phải phía trên của trang chủ. Tuy nhiên, nếu đặt bên trái trang web cũng vẫn ổn vì đó là vị trí được nhìn thấy nhiều nhất. Khách hàng thường sẽ bắt đầu nhìn từ đây khi truy cập vào web.

Tham khảo các trang web như Macy’s Inc, Williams-Sonoma, Overstock, Amway, PC Mall

10. Tên và Biểu tượng

Hãy lưu ý về tên và biểu tượng có thể áp dụng cho các nhà bán lẻ trên internet nói riêng và những nhà kinh doanh trực tuyến nói chung. Đa số khách hàng yêu thích hàng hoá và dịch vụ mà bạn bán chứ không quá để ý công ty của bạn. Vì vậy, trang chủ không nên là nơi dành cho việc tự quảng cáo về bạn quá nhiều. Biểu tượng, tên cửa hàng và những câu mô tả ngắn rõ ràng về cửa hàng đã là thông tin đủ và cần thiết. Ngoài ra, nếu website của bạn được nhiều người biết đến, bản thân tên nó đã tự nói lên được nó là ai. Đừng làm quá tải trang chủ của bạn với những thông tin vô ích, khách hàng tiềm năng sẽ không đánh giá cao điều đó. Và nên nhớ rằng câu chuyện thành công của bạn sẽ không phải là nội dung chính của một trang web bán hàng, mà đó là sản phẩm.

Chăm sóc khách hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.